Bị mất ngủ phải làm sao? Cần làm gì để dễ ngủ?

Posted on Tin tức chia sẻ 746 lượt xem

Từ xa xưa, ông bà ta có câu “Ăn được ngủ được là tiên”, câu này quả đúng như vậy. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tỉnh táo vào ngày hôm sau. Thêm vào đó giấc ngủ đêm còn đặc biệt quan trọng vì đó là khoảng thời gian để các cơ quan nội tạng phục hồi năng lượng, sau đó tiếp tục hoạt động khi sang ngày mới. Với những ảnh hưởng với sức khoẻ như trên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp “Bị mất ngủ phải làm sao” để có thể giúp bạn đọc cải thiện giấc ngủ của mình.

1. Bị mất ngủ là gì? Một số dấu hiệu của mất ngủ

Nội dung chính

1.1    Mất ngủ là gì

Bị mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,… Giấc ngủ vào ban đêm của một người bình thường sẽ kéo dài trung bình từ 7 đến 8 tiếng, (hoặc có thể từ khoảng 4 đến 11 tiếng). Vì thế người bị mất ngủ sẽ ngủ không đủ giấc hoặc đủ sâu qua đó sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

1.2    Một số dấu hiệu của mất ngủ.

Luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều về giấc ngủ là một dấu hiệu của bị mất ngủ.

Bị mất ngủ có thể biểu hiện ở một số dấu hiệu như sau:

  • Khó ngủ vào buổi tối
  • Bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó có thể ngủ lại
  • Thức giấc sớm vào buổi sáng 
  • Không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy
  • Cảm giác rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không thể ngủ 
  • Cáu gắt, buồn bực, bồn chồn, lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung, trí nhớ giảm sút
  • Luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều về giấc ngủ

2. Nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ.

Lo lắng, áp lực về công việc, học tập, cuộc sống là 1 nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ hay khó ngủ trong đó có thể kể đến nguyên nhân như sau:

  • Căng thẳng, áp lực, stress quá độ: Lo lắng, áp lực về công việc, học tập, cuộc sống là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Vấn đề tuổi tác:Theo thống kê, chứng mất ngủ sẽ tăng theo tuổi tác, tuổi càng cao càng dễ gặp các vấn đề trong giấc ngủ, nhất là với người trên 60 tuổi. 
  • Chất kích thích:Việc lạm dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… trước khi đi ngủ sẽ ức chế lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ sau đó. 
  • Môi trường ô nhiễm:Không gian ngủ không thoải mái, nhiều bụi bẩn, nhiều tiếng ồn, quá chật hẹp cũng được xác định là nguyên nhân phá giấc ngủ của bạn. 
  • Thay đổi múi giờ: Một số người thường xuyên phải di chuyển xa, thay đổi ca làm việc ca, chu trình thức – ngủ bị rối loạn do thay đổi múi giờ. Nếu cơ thể không thích ứng kịp sẽ gây tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối:Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt:ít vận động hoặc tập thể dục muộn, ngủ ngày cày đêm, làm việc trên giường ngủ, sử dụng điện thoại, internet… là những thói quen không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. 

Nếu tình trạng mất ngủ đã xuất hiện từ lâu và diễn ra liên tục trong thời gian dài thì đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân có thể là do một số bệnh lý sau: bị dị ứng, bệnh viêm khớp tuổi già, bệnh tim, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bị trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng mãn kinh do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ ngoài 50,…

3. Cần làm gì để dễ ngủ.

Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày giúp bạn dễ ngủ hơn.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài cực kỳ nguy hiểm cho thể chất và tinh thần của bạn. Chính vì thế bạn cần điều trị ngay, tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn phương pháp hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ người bệnh có thể tham khảo:

3.1    Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

  • Có kế hoạch làm việc rõ ràng với thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày và massage trước khi ngủ.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
  • Tránh xa điện thoại di động và điện thoại thông minh ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, cân bằng và tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức
  • Dùng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, hoặc tim sen, nước hắc sâm…
  • Không uống cà phê hoặc các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
  • Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ.
Sử dụng nước hắc sâm mỗi ngày sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

3.2    Cách chữa mất ngủ có dùng thuốc.

Nếu áp dụng các biện pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc nhưng vấn đề không được cải thiện, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.  Tùy theo tình trạng mất ngủ, độ tuổi của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.  Với cách điều trị này, bạn nên lưu ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không như mong muốn.

4. Kết luận

Mất ngủ là một chứng bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở thế giới hiện đạị và đang có xu hướng trẻ hoá. Mất ngủ không chỉ gây mệt mỏi, làm giảm hiệu quả năng suất làm việc mà về lâu dài còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ là gì và cách khắc phục để có thể chăm sóc giấc ngủ của bản thân ngày càng tốt hơn. 

Body Thon - De'mama

BODY THON là sản phẩm chăm sóc vóc dáng cơ thể đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên được nghiên cứu bởi các chuyên gia Dược liệu đầu ngành. Với thành phần từ 100% tự nhiên với chiết suất của tinh chất Gừng gió và Ớt đỏ Việt Nam, sản phẩm có tác dụng làm tiêu các vùng mỡ thừa và ức chế quá trình tái tạo các mô mỡ mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *